letuanthewriter


 


TIẾNG NƯỚC TÔI


Luân Tế

Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời, người ơi...”

Phạm Duy – “Tình Ca”


Tặng CH, người bạn năm xưa; BS NHH, người vẫn muốn tôi viết những loạt bài như thế này; và chị TG, người phát huy tiếng nước tôi tại thủ phủ miền Đông….


Có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới có được một câu thật dễ thương như câu hát mở đầu bài Tình Ca của Phạm Duy. Và có lẽ cũng không có bài hát nào trên thế giới có được những lời lẽ chân tình, thắm thiết về quê hương và nhất là về tiếng nói của dân mình – gọi nôm na là tiếng mẹ đẻ.


Tôi đã ở Mỹ 40 năm và đã từng cảm động khi nghe lời trong những bài hát như America The Beautiful hay God Bless America, nhất là sau những biến cố lớn như 9.11. Nhưng những cảm động đó không thấm thía gì khi tôi ngồi một mình trong bóng tối, nghe Thái Thanh cất cao tiếng hát trong như pha lê của bà với bài Tình Ca. Và không phải bây giờ tôi mới có cảm xúc đó trong hoàn cảnh của một người sống xa xứ mà tôi đã cảm nhận những xúc động đó từ ngày mới lớn. Tôi mê” bài hát này và nhất là câu “Tôi yêu tiếng nước tôi...” đến nỗi khi làm cuốn phim cuối cùng trong cuộc đời văn nghệ của tôi vào năm 1993, tôi đã định viết một truyện phim và đặt tên phim là Tình Ca và xin nhạc sĩ Phạm Duy cho phép dùng bản nhạc này của ông làm bản nhạc chính của phim với phần hòa âm phối khí của Duy Cường làm nhạc nền. Rốt cuộc, tôi viết một truyện phim khác, đặt tên là Tình Người; nhạc sĩ Phú Quang viết nhạc nền. Trong buổi ra mắt phim, anh Phú Quang có lên sân khấu phát biểu là anh đã viết nhiều nhạc phim nhưng anh có cảm tưởng là anh có nhiều cảm hứng nhất khi viết nhạc cho phim Tình Người.


Cho phép tôi đi lạc đề một chút để nói về một bản nhạc khác và một phim khác của tôi. Tôi viết truyện phim “Bên Kia Màn Sương” vào năm 1990. Viết xong thì vô tình nghe được một bản nhạc có tựa đề là “Mắt Lệ Cho Người Tình” - không thấy ghi tên tác giả - do Kiều Nga hát trong một cassette do Duy Quang và Dreams Studio phát hành. Nghe hay quá, tôi nghĩ nên dùng bản nhạc này làm giòng nhạc chính và nhạc nền cho phim. Tôi liên lạc với Duy Quang và hỏi tên tác giả để xin phép. Quang nói với tôi là không biết tác giả là ai. Tôi nhờ Quang làm hòa âm cho bản nhạc (vì bản nhạc chính trong phim tôi dùng là bài “Gọi Người Yêu Dấu” của Vũ Đức Nghiêm - không xin phép tác giả vì không biết ông ở đâu. Đến năm 2001, gặp ông, cúi đầu xin tạ lỗi thì ông cười rất hiền bảo "Tôi có biết Tuấn dùng nhạc của tôi và tôi phải cám ơn Tuấn mới đúng." Ngày hôm sau tôi gửi tặng ông cái CD BKMS và sau này ông có liên lạc với tôi bằng điện thoại đôi lần). Quang bảo tôi có thể dùng hòa âm sẵn của bản nhạc trên cassette và sẵn sàng cho tôi phần hòa âm đó. Tôi nói với Quang là tôi muốn thêm một giọng kèn Oboe làm nhạc khí chính trong phần hòa âm. Quang nói sẽ làm cho tôi. Một tuần sau, tôi chạy xuống nhà Quang ở Midway City. Quang cho nghe phần hòa âm rồi đưa cho tôi một cassette. Tôi hỏi Quang tính tôi bao nhiêu thì anh chỉ cười, nói “Có đáng gì đâu mà phải tính tiền tính nong.” Một thời gian sau khi quay phim xong, tôi bắt đầu lo in Poster và nhờ anh Viên Linh việc này vì anh có nhà in ở Santa Ana. Tôi muốn có một hàng chữ cao ở trên đầu poster. Viên Linh nói là anh không có mẫu chữ đó (software?) và đề nghị mua mẫu chữ của Việt Dũng giá là $200.00. Tôi bằng lòng trả thêm để mua mẫu chữ này. Hôm đến xem poster thì gặp Từ Công Phụng lần đầu tiên từ 1975 (hình như Phụng và gia đình mới từ Việt Nam sang). Tôi nói với anh là tôi vừa làm xong phim và bản nhạc tôi dùng trong phim có âm hưởng Từ Công Phụng nhưng tôi không biết tác giả là ai. Phụng bảo tôi hát thử cho anh nghe. Tôi hát được mấy nốt thì Phụng hát tiếp và nói “Bài này là của moi.” Có lẽ tôi là người đầu tiên ở Mỹ biết bản nhạc “Mắt Lệ Cho Người” là của Từ Công Phụng.


Tôi yêu tiếng nước tôi đến nỗi, ngay từ lúc mới viết kịch, tôi đã rất thận trọng trong việc viết đối thoại và rất bất bình, nhiều khi nổi cáu khi diễn viên không chịu học vở, chờ nhắc hoặc cương, hay nói sai lời trong kịch. Tôi cho đó là một hành động vô ý thức, coi thường khán giả và tác giả ( tôi thường nói với những người đó, “ ông, bà, cô...có biết là tôi phải nặn óc bao nhiêu lâu mới viết được câu đó, thế mà ông, bà, cô...không chịu học thuộc rồi lên sân khấu cương thì uổng công của tôi quá...”.) Tôi còn nhớ một vở kịch tôi viết tên là “Đời”, không có vai đàn bà, chỉ có hai vai đàn ông đứng tuổi là vai chính. Tôi mời hai ông Vũ Đức Duy và Lữ Liên đóng vai này cho ban kịch Tự Do của tôi và do tôi đạo diễn cho đài truyền hình Việt Nam. Khi tôi đưa vở cho hai ông thì cả hai thở dài “Cậu viết thế này bố ai mà học thuộc nổi.” Lý do là vì khi xem vở thì hai ông thấy loại đối thoại tôi viết cho hai vai này mỗi giòng chỉ có 5, 7 chữ, loại đối thoại “bốp chát”, “ăn miếng trả miếng”, cần phải nói và trả lời theo đúng nhịp điệu và thời gian tính của vở kịch. Tôi năn nỉ, hai ông xiêu lòng, nhận lời. Tôi xin tập với hai ông rất nhiều lần cho lời đối thoại nhập tâm để không cần phải cố gắng nhớ vở lúc ra sân quay. Kết quả là rất nhiều người xem kịch và nhà phê bình trên báo chí khen hai ông đã thủ diễn vai trò của mình một cách tuyệt vời (nhưng quên không khen người viết kịch, cũng như đạo diễn.)


Một bậc trưởng thượng trong làng văn nghệ, Họa Sĩ Tú Duyên, trước ngày mất nước ít lâu, gặp tôi trong đài truyền hình. Ông hỏi tôi có ý định xuất bản những vở kịch tôi viết và diễn trên truyền hình hay không. Tôi thành thực trả lời ông là tôi chưa nghĩ đến chuyện đó. Thú thật, tôi rất bận rộn với công việc trong thời gian đó với việc làm hàng ngày ở đài Tự Do; chạy show đóng cho các ban kịch khác nhất là các ban Vũ đức Duy, Gió Nam, Bạch Tường; chuyển âm phim với nhạc sĩ Thanh Thoại, dậy kịch ở Đại Học Tri Hành; dịch kịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và diễn những kịch này tại sân khấu Hội Việt Mỹ; và mỗi tháng một lần tôi phải viết một vở kịch dài 2 tiếng cho ban kịch Tự Do của tôi trên đài truyền hình. Họa sĩ Tú Duyên khuyên tôi nên thu thập những vở kịch đó lại rồi in thành sách vì “kịch của anh và nhất là những lời đối thoại của anh rất có giá trị, mất thì đáng tiếc cho những thế hệ sau.” Lời của ông trở thành sự thật vì tôi mất tất cả những vở kịch tôi viết từ năm 1967 khi biến cố tháng Tư xẩy ra và tôi cùng vợ con ra khỏi nước với gần như hai bàn tay trắng. Sau này ở Việt Nam vào thập niên 90, tôi có gặp Minh Ngọc - học trò cũ lớp kịch của tôi tại đại học Tri Hành của Giáo Sư Vũ Khắc Khoan - lúc đó đã trở thành một ngôi sao sáng trong ngành kịch nghệ. Minh Ngọc nói với tôi là “em hãy còn giữ mấy vở kịch của thầy dùng làm tài liệu giảng huấn trong lớp.” Nghe nói là Minh Ngọc đang ở Mỹ, không biết cô có còn giữ mấy vở kịch đó không?


Tôi yêu tiếng nước tôi và hãnh diện về nó đến nỗi, năm 1972, khi dịch vở nhạc kịch Man Of La Mancha sang tiếng Việt với tựa đề “Giấc Mơ Tuyệt Vọng” - giải thưởng Dịch Thuật Toàn Quốc 1972-73, tôi cố gắng và cho là tôi đã thành công trong việc chuyển dịch nghiêm túc, lột tả được nghĩa và ý, và nhất là làm cho bản dịch tiếng Việt (theo ý của một số độc giả, giáo sư và sinh viên dùng sách này làm tài liệu giảng huấn ở ĐHVKSG) “hay” hơn nguyên bản.


Mời bạn so sánh bốn câu thơ thốt ra từ miệng một cô gái giang hồ:


So do not talk to me of love

Vậy thì đừng nói đến ái tình

I'm not a fool with starry eyes,

Chẳng phải ta khờ, cũng chẳng điên,

Just put your money in your hand

Đưa tiền đây đã, ta cầm trước,

And you will get what money buys!

Rồi cứ làm cho đáng đồng tiền!


Hoặc là mấy câu thơ thật dễ thương và cũng thật tội nghiệp này:


Little bird, little bird

Hỡi con chim bé

In the cinnamon tree

Đậu trên cành quế

Little bird, little bird

Hỡi con chim bé

Do you sing for me?

Hát cho ta nghe.

Beneath this tree, this cinnamon tree

Dưới cành cây quế, dưới cành cây đó

We learned to love, we learned to cry

Chúng ta biết khóc, chúng ta biết yêu

For here we met and here we kissed

Trao nụ hôn đầu, nơi này hội ngộ

And here, one cold and moonless night

Thốt lời từ giã đêm lạnh tiêu điều.

We said goodbye.

****************************


Hay là bốn câu thơ kết của vở kịch, biểu tỏ được tính hướng thượng của Don Quixote:


To reach the unreachable star

Là vươn tới vì sao không thể với

Though you know it's impossibly high

Dẫu biết rằng cao ngất mịt mùng

To live with your heart striving upward,

Là sống với tâm hồn dâng lên mãi,

To a far, unattainable sky.

Tới bầu trời xa tắp mênh mông.


Tôi yêu tiếng nước tôi đến nỗi sau một thời gian dài không viết lách bằng tiếng Việt, không xem sách tiếng Việt, tôi thử viết lại, gửi cho bạn bè xem thì được những thằng bạn thân phê bình là “mày viết tiếng Việt như con nít mới học đến lớp Ba.” Và vì những lời phê bình xây dựng đó tôi quyết tâm trở lại viết bằng tiếng Việt.


Nhưng vào lúc đó, sau bao nhiêu năm đọc sách bằng tiếng Anh, thật sự tôi giỏi tiếng Anh hơn tiếng Việt. Và vì thế nên khi bắt đầu chuyển hướng từ viết kịch và truyện phim sang viết tiểu thuyết, tôi viết bằng tiếng Anh. Thế nhưng tôi vẫn có những cú “đá giò lái” để tuyên dương cái hay, cái tuyệt diệu của Tiếng Nước Tôi.


Chẳng hạn như đoạn này trong cuốn tiểu thuyết White Lotus của tôi:


As he undressed her in his mind, Mai looked more desirable than the young and helpless refugee who had lain in his bed twenty-two years ago. Her lipstick was a ripe strawberry red, which happened to be David’s favorite fruit; and there were no strawberries in Hanoi. It was just too hot. David yearned to kiss her strawberry lips.

She looked like she could use a real good fuck, David was confident as he recalled the insatiable younger Mai; maybe the ambassador wasn't so good in that department. David was an expert in spotting sexually deprived women; that was why he had been successful in finding them and sleeping with them. He could smell them in a room full of people or a mile away, and he smelled it now.

David’s eyes were locked into hers as he continued his quest for the flesh of his former fiancée. “I want to make love to you again, Mai,” he said softly in Vietnamese. “I’ll give you what you always wanted.”

The reason for David to speak Vietnamese now was that the pronouns he used, anh – I, and em – you, suggested a far more intimate relationship between a man and a woman than the English language could ever hope to achieve. The words also established the superiority of the man and the subservience of the woman, thus implying that he was considering Mai not as his boss’s wife but his once humble and satisfied lover.

They were still standing at the doorway leading to the living room full of Vietnamese artifacts and dark teak furniture. Mai’s eyes left David’s. She cracked a sweet smile, turned her back to him and then headed toward the kitchen. The sheer batik blouse clearly showed the strap of her flesh-colored bra and there, just above her waistline, the black mole he knew she would love to have him lick.

Remember what you used to say when we made love, Mai?” David inquired of Mai’s back. He switched back to English, “You fuck good. You always said.”

Mai’s steps seemed to falter for a fraction of a second when she heard the familiar words, and then she continued walking. David softly closed the front door behind him and started to follow Mai; he had been watching her body’s language and now his mind was full of excitement and self-satisfaction.”


Sau này, có nhiều bạn khuyên tôi nên viết lại mấy cuốn tiểu thuyết của tôi bằng tiếng Việt. Tôi viết được nửa cuốn Luật Rừng, dựa theo cuốn Green Bamboo Justice, thì bỏ ngang. Luật Rừng hãy còn nằm yên từ năm 2006 trong máy computer và có lẽ sẽ không bao giờ thấy ánh sáng mặt trời. Lý do là vì khi đọc lại phần tiếng Việt, tôi thấy văn chương của mình không đủ tiêu chuẩn để xứng đáng với Tiếng Nước Tôi. 

Có thế thôi!


Luân Tế

Oct .2014

                                                                  Trở về trang chính

                                               http://letuanthewriterswebsite.yolasite.com/

Make a free website with Yola