LÊ TUẤN WRITER-TRANSLATOR-ACTOR-DIRECTOR


Giải Dịch Thuật Toàn Quốc VNCH 1972-73 

 

 

Man of La Mancha xut hin trên sân khu Broadway vào năm 1965, trình din trong 2328 bui và đot 5 gii TONY, k c Gii Nhc Kch Hay Nht năm 1966. Bài hát chính trong nhc kch Man of La Mancha, The Impossible Dream ”, đã tr thành mt trong nhng bài hát ph thông và được nhiu người ưa thích.

 

Nhim v ca dch gi văn chương là giúp cho nhng người nói cùng mt th tiếng vi mình cm nhn được cái hay ca thi văn nước ngoài. Ti Vit Nam, tôi đã dch tác phm bt h Man of La Mancha ra v nhc kch GIC MƠ TUYT VNG. Dch phm này đã đot Gii Thưởng Dch Thut Toàn Quc năm 1972-73 và được xut bn dưới hình thc song ng dùng làm tài liu ging hun về dịch thuật cho các sinh viên ban Anh Văn và Kch Ngh ti mt s trường đại hc.

                                                                                             

 n bn GIC MƠ TUYT VNG mi này ra đời trong mt tình hung khác. Vi người Vit sinh sng trên khp năm châu, và tng lp thế h tr ln lên hoc sinh trưởng ti nước ngoài, hi nhp vào đời sng các quc gia s ti, vic tái bn quyn sách song ng này nhm vào mt mc đích trái hn vi thi k trước 1975.

 

Tôi mong mun các con em chúng ta thy được cái hay, cái giu có ca văn chương Vit Nam khi đọc bn dch trong ấn bản Song Ngữ này và so sánh vi bn chính bng Anh Ng để ri t đó các em s hãnh din v ngôn ng ca cha ông mà quay v  vi ci ngun ca mình.


Trong ý hướng đó tôi hy vng quyn sách này s được quý v ph huynh và các em đón nhn vào t sách gia đình.

 

 

 

 

                                          

 

 

 

 

TỰA

 

 

Cũng giống như William Shakespeare, người cùng thời với ông, người đời sau có rất ít tài liệu về cuộc đời của Miguel de Cervantes y Saavedra. Nhiều khoảng đời của ông hãy còn nằm trong bóng tối. Văn học sử chỉ ghi chép được những dữ kiện sau:

 

        Miguel de Cervantes sinh năm 1547, trong một giòng dõi quý tộc hạng thường (giòng họ Hidalgo) ở Tây Ban Nha. Ông yêu sân khấu trên tất cả mọi sự; trong vòng hai mươi năm ông đã viết vào khoảng bốn mươi vở kịch nhưng không có vở nào thành công. Vào năm 1597, ông bị tước quyền thông công vì những “xúc phạm đến Tòa Thánh cao cả nhất của Thiên Chúa”. Ông viết cuốn tiểu thuyết Don Quixote để kiếm tiền. Bộ một, xuất bản năm 1605, lúc ông năm mươi tám tuổi, đem lại cho ông tiếng tăm nhưng tiền bạc thì chẳng được bao nhiêu. Bộ hai, ra  đời mười năm sau, đem đến cho ông sự bất tử như tác giả của quyển sách vĩ  đại nhất thế giới, nhưng vào lúc đó thì ông đã ngã quỵ về thể xác nếu không muốn nói là cả về tâm hồn. Ông qua đời vào năm 1616, trước hoặc sau cái chết của Shakespeare mười ngày. Nơi an nghỉ của ông không ai biết.

 

Man of La Mancha (Giấc Mơ Tuyệt Vọng) không phải là một hình thức kịch hóa của chuyện Don Quixote.  Nói cho đúng ra, đây chỉ là một vở nhạc kịch trong đó tác giả, ông Dale Wasserman, đã nắm trọn được tất cả những tinh hoa của quyển tiểu thuyết vĩ đại với những vai trò trong truyện; và đặc biệt hơn, ông còn đưa cả Miguel de Cervantes, tác giả quyển tiểu thuyết đó, vào làm một nhân vật trong kịch. Vai trò đó được gắn liền với vai Don Quixote trong kịch, gắn liền, nếu không muốn nói “tuy hai mà một”. Tất cả nhửng sự cố trong cuộc đời của hai nhân vật trong kịch, Don Quixote  và Cervantes, đều được kể laị một cách gắn bó, hấp dẫn, đầy tình tiết.

 

 

                                                   

 

        Có lẽ tính chất tiêu biểu nhất của Don Quixote là tinh thần không bao giờ chịu khuất phục và sự tin tưởng ở tinh thần của con người; nếu cái tinh thần ấy tự nó không cho phép nó bị vùi lấp thì cái khả năng hiện hữu của con người đó trở thành vô giới hạn; con người đó không thể nào bị tiêu diệt. Vào màn đầu của vở kịch, ta thấy Cervantes bị nhốt trong nhà giam vì  một cái tội mơ hồ nào đó gọi là tội theo “Tà Đạo”; một thứ tội có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của ông. Những tù nhân trong khám dựng lên một tòa án diễu cợt để xử ông. Ông tự biện hộ, dùng chính cái bản thảo cuốn tiểu thuyết của ông để cứu mạng mình. Ông, cùng với tên hầu cận và các tù nhân khác, đã dựng nên một vở kịch, dựa trên một phần của cuốn tiểu thuyết. Khi phải biện minh về cuộc đời của mình, người kịch tác gia, người tiểu thuyết gia - người của những giấc mộng - chẳng có gì để đưa ra ngoài những giấc mộng của mình. Giấc mộng của ông, giấc mộng Don Quixote, đã là cái đền đài vĩnh cửu của ông, đã là món quà bất tử của ông để lại cho chúng ta, những người hậu thế.

 

        Sự hợp nhất, “tuy hai mà một” giữa Don Quixote và Cervantes được phô diễn và tô đậm bằng nhiều cách. Trước hết, ta thấy Cervantes thực sự thủ vai Don Quixote. Chúng ta thấy ông vẽ mặt và khoác lên y trang của Don Quixote. Sự thay hình đổi dạng của tác giả khi nhập vào vai trò xẩy ra trước mắt chúng ta. Thứ hai, bản chất của hai nhân vật càng được phô bầy một cách mạnh mẽ trong sự kiện Cervantes, cũng như Don Quixote, chẳng là gì cả nếu họ không có những ảo tưởng mang nặng trong tâm hồn. Thứ ba, mối liên hệ giữa tác giả và nhân vật ám chỉ một sự hợp nhất giữa người sáng tạo và kẻ được sáng tạo; một sự hợp nhất, xưa nay, vẫn mang tính chất huyền bí.

 

        Thay vì kịch hóa tất cả những cuộc phiêu lưu trong truyện của hai thầy trò Don Quixote và Sancho, vở kịch chỉ nhắm vào vài đoạn, những đoạn hào hứng và nổi tiếng nhất của cuốn truyện; điển hình là câu chuyện

“Cối Xay” mà chúng ta, từ trẻ đến già, không ai là không biết.

 

        Trên nhiều bình diện, cá tính của Don Quixote giống như là những thông điệp, những thông điệp thật trong trắng, cao thượng. Một con người đần độn nhưng có lòng - Sancho - hiểu ông. Một cô gái điếm chai đá, nạn nhân của sư tàn bạo của con người - Aldonza - hiểu ông. Nhưng những đại biểu của cái thế giới có tôn ti trật tự này - Sanson, vị giáo sĩ, Antonia và người quản gia - không hiểu. Họ bắt ông nhìn thấy con người của mình không phải bằng bản chất thật sự của ông mà là con người mà họ nhìn thấy ở ông; và rồi cái nhìn đó tiêu diệt con người Giang Hồ Hiệp Sĩ và để rồi bỏ lại một ông già run rẩy, yếu đuối, vỡ vụn. Nhưng, ngay cả vào hơi thở cuối cùng của cuộc đời, chúng ta lại thấy một lần nữa tinh thần bất khuất của Don Quixote, cái tinh thần ấy được bùng sáng lên trước khi phụt tắt mãi mãi bởi lòng tin của Sancho và Aldonza.

 

        Vào phút cuối của vở kịch, Cervantes bị bắt lên trình diện Tôn Giáo Pháp Đình. Và đến lúc ấy thì…những bạn tù của ông không còn là những tên du thủ du thực như cách đó vài tiếng đồng hồ. Họ cũng đã bị bị biến đổi bởi giấc mộng. Và có lẽ chúng ta, độc giả hay khán giả, cũng cảm thấy chạnh lòng, bồi hồi, xúc động vì sự điên rồ đáng yêu của Don Quixote.

                                                                                                                 Lê Tuấn

 

 

 

 


back to home page

http://letuanthewriterswebsite.yolasite.com/

Make a free website with Yola